Lượt xem: 916

Hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật tại Mỹ Phước

Xã Mỹ Phước có 2.100ha trồng tràm tập trung tại Khu căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước. Tận dụng tiềm năng và lợi thế của địa phương, xã thực hiện tái cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng cách tận dụng lượng mật và phấn hoa từ cây tràm nuôi ong lấy mật đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

    Theo đó, năm 2019 xã Mỹ Phước phối hợp cùng Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú triển khai thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật tại hộ anh Trần Sĩ Hồng - ấp Phước An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (trên diện tích đất nhà gần khu vực rừng tràm), với quy mô 40 thùng ong giống, chi phí ban đầu gần 85 triệu đồng, trong đó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống và vật tư, số vốn còn lại chủ hộ đối ứng để thực hiện.

Anh Trần Sĩ Hồng kiểm tra, theo dõi sự phát triển của kèo ong mỗi ngày. Ảnh Phối Võ

    Ong là loài vật tương đối dễ nuôi, tuy nhiên, vì là mô hình mới nên hộ nuôi chưa có kinh nghiệm, để thực hiện thành công mô hình, anh Lý Thanh Lâm nhân viên Trạm Khuyến nông huyện thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn tận tình về mặt kỹ thuật nên trong quá trình nuôi cũng không gặp quá nhiều khó khăn.

    Anh Trần Sĩ Hồng cho biết: “Do mới nuôi nên tôi chưa có kinh nghiệm, chưa làm quen được với ong nên cũng sợ ong đốt. Ở đây có một thuận lợi là có nguồn tràm nhiều, tạo được lượng phấn và mật nên nuôi và thu hoạch cũng đạt hiệu quả. Trong tháng nắng thì khoảng 10 ngày là có thể thu hoạch được mật. Tới đây, tôi sẽ tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi để phát triển đàn ong cho mạnh lên, có thể nhân bầy lên để bán cho người nuôi khác”.

    Anh Hồng cho biết thêm, để đạt hiệu quả khi nuôi cần chọn địa điểm mát mẻ, thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra các kèo ong 3-5 ngày/lần để có thể điều chỉnh kịp thời, chú ý đảo vị trí các kèo ong để kích thích ong chúa đẻ. Đặc biệt, khi đem ong giống về nuôi cần ổn định vị trí đặt các thùng để ong định vị đường bay, không dịch chuyển vị trí các thùng trong quá trình nuôi để ong không đi sai đường, vào sai tổ.

    Mô hình nuôi ong lấy mật được thực hiện từ tháng 7 năm 2019, đây là mô hình ít tốn diện tích nuôi và đầu tư kinh phí không cao, lại cho ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cho người nuôi. Qua 6 tháng thực hiện mô hình, hiện đã cho thu hoạch, lượng mật trung bình khoảng 40 lít/lần lấy mật, giá bán khoảng 250 nghìn đồng/1 lít. Ước tính sau một năm nuôi, từ 40 thùng ong giống sẽ cho ra tổng sản lượng 480 lít mật, doanh thu 120.000.000đ, trừ tất cả các chi phí thì người nuôi thu về trên 90.000.000đ.

Các tổ ong mật của hộ anh Trần Sĩ Hồng 
- ấp Phước An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Ảnh Phối Võ

    Là người theo dõi thường xuyên và hỗ trợ kỹ thuật cho anh Trần Sĩ Hồng trong quá trình nuôi, anh Lý Thanh Lâm nhân viên Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Tú cho biết: “Mô hình nuôi ong hiện nay bước đầu phát triển tương đối tốt, trong thời gian tới hộ nuôi cần tiếp tục chăm sóc để đàn ong duy trì số lượng đàn. Ngoài việc tiêu thụ bán lẽ của nông hộ, ngành Nông nghiệp sẽ có hướng liên kết với một số công ty để tạo đầu ra ổn định”.

    Theo đánh giá kết quả ban đầu của ngành chuyên môn, nuôi ong lấy mật là mô hình mới, tận dụng được nguồn lợi to lớn từ thiên nhiên, thành công của mô hình sẽ có tác động rất lớn đến việc mở rộng phát triển đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, nhiều tiềm năng này. Góp phần rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa giống vật nuôi trên địa bàn huyện Mỹ Tú.
Phối Võ


Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 59
  • Hôm nay: 9094
  • Trong tuần: 76,414
  • Tất cả: 11,860,603